PHONG CÁCH TỐI GIẢN: 

LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CHO NHỮNG NGƯỜI YÊU THÍCH SỰ ĐƠN GIẢN

Minimalism mang ý nghĩa gì? Trong tiếng anh, minimalism là phong cách nghệ thuật có đường nét đơn giản. Đây là chủ nghĩa tối giản. Một phong cách thiết kế được phát triển mạnh mẽ ở Mỹ những năm của thập niên 60 và 70. Trong lĩnh vực thiết kế nội thất, tối giản là loại bỏ mọi chi tiết dư thừa trong không gian. Ngoài ra, tối gianr cũng trở nên phổ biến như một triết lý sống cho giới trẻ: loại bỏ những thứ không thật sự cần thiết trong cuộc sống mình.

1. Phong cách Minimalism trong triết lý sống

Trong cuộc sống, triết lý sống tối giản đang dần trở nên phổ biến trong cộng đồng. Tích trữ quá nhiều đồ vật không cần thiết khiến chúng ta phân tâm. Đồng thời khiến mọi thứ xung quanh mình trở nên cồng kềnh. Lối sống tối giản hướng chúng ta đến một cuộc sống thanh thảnh và nhẹ nhàng. Giúp chúng ra giảm thiểu những tình trạng lộn xộn trong cuộc sống.

Chủ nghĩa tối giản được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Và bản chất của chủ nghĩa này chỉ thể hiện những yếu tố thật sự cần thiết. Những thành phần dư thừa sẽ bị loại bỏ để mang đến cho chúng ta cái nhìn đơn giản hơn trong cuộc sống.

2. Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất.

Ở lĩnh vực thiết kế nội thất, phong cách này thể hiện sự đơn giản cho người sở hữu. Các yếu tố nội thất được lựa chọn dựa trên những đường nét đơn giản và không quá nhiều chi tiết. Tuy nhiên, những vật dụng nội thất khi kết hợp với không gian vẫn đáp ứng đầy đủ yếu tố thẩm mỹ.

Ở Châu Âu, phong cách này đã được phát triển từ sớm. Chúng lan rộng khắp các quốc gia trên lãnh thổ. Tiền đề của phong cách chính là loại bỏ những chi tiết rườm rà trong trang trí, tập trung hoàn toàn vào hiệu suất. Minimalism còn chịu sự ảnh hưởng từ các nước Bắc Âu, và lan rộng sang các nước Châu Mỹ. Sau này, minimalism đã trở nên phổ biến ở Châu Á hơn, Nhật Bản là nước ứng dụng phong cách tối giản này.

3. Những nguyên tắc nổi bật tạo nên phong cách tối giản

3.1. ‘Less is more’
“Less is more” (tạm dịch: ít mà nhiều, càng ít càng tốt) chính là nguyên tắc mà Ludwig Mies van der Rohe – một kiến trúc sự đại người người Đức đề ra. Có nghĩa là, tất cả mọi yếu tố trong không gian sẽ được giản lược tối đa về mặt chi tiết. Mọi thứ đều phải đơn giản và gọn gàng.

Những đồ dùng nội thất không thật sự cần thiết sẽ bị loại bỏ. Chúng ta chỉ giữ lại những đồ dùng có thể phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày. Có thể nói đến những nội thất đa năng và thông minh hiện nay với thiết kế cực kì đơn giản và tiện nghi cho người dùng. Cuối cùng, tổng thể không gian sống phải được thống nhất cụ thể, không được rườm rà trong cách sắp xếp. Và phải chặt chẽ về mặt bố cục để tạo nên tính thẩm mỹ cho căn nhà từ những yếu tố đơn giản nhất.

3.2. Hạn chế sử dụng nhiều màu sắc
Trong phong cách thiết kế tối giản sẽ hạn chế sử dụng nhiều màu sắc. Không gian sống sẽ không được sử dụng quá 4 màu và tối đa là 3 màu: màu nền, màu chủ đạo và màu nhấn. Các gam màu trung tính phần lớn sẽ được áp dụng lên phong cách này để tạo nên một bức tranh không gian tổng thể trang nhã và tinh tế.

Sự tương phản trong màu sắc luôn mang lại sự độc đáo cho không gian. Vì vậy các nhà thiết kế nội thất thường sử dụng màu trắng để làm nổi bật các gam màu khác. Sự tính toán này mang lại hiệu quả về mặt thị giác không gian. Người nhìn sẽ cảm thấy không gian rộng rãi và thông thoáng hơn. Hơn nữa, việc sử dụng gam màu trung tính kết hợp với nội thất đơn giản càng làm tăng sự sang trọng cho không gian của mình.

3.3. Ánh sáng – Một yếu tố quan trọng
Ánh sáng là một yếu tố quan trọng trong nội thất. Yếu tố này sẽ mang lại hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác mạnh mẽ nhất cho người nhìn. Để tối ưu ánh sáng cho không gian mà không bị thừa thãi, các nhà thiết kế nội thất phải tính toán kỹ lưỡng và định hướng cách lấy được ánh sáng tốt nhất cho không gian.

Ánh sáng tự nhiên sẽ tạo ra điểm nhấn mạnh mẽ lên những khu vực có bóng đổ. Ánh sáng được lọc qua rèm cửa rọi vào căn phòng bên trong. Ánh sáng ánh lên dưới tán cây tạo nên sự lung linh. Tất cả đều phải được tính toán kĩ lưỡng. Lựa chọn ánh sáng tự nhiên tốt và vừa đủ sẽ khiến không gian thông thoáng hơn. Căn nhà sẽ không bị nắng chiếu vào quá nhiều, tạo cảm giác nóng nực và khó chịu khi sinh hoạt.

3.4. Nội thất
Không gian tối giản là nơi hạn chế những yếu tố nội thất dư thừa. Bàn ghế, tủ, tivi,.. luôn được hạn chế tối đa, bố trí phù hợp với công năng cho gia chủ. Chúng ta nên chọn những vật dụng nội thất đơn giản được thiết kế theo phong cách minimalism. Vừa tôn lên được phong cách tối giản, vừa giúp gia chủ sinh hoạt trong điều kiện thoải mái hơn.