Nhận Diện 3 Chiêu Trò Của Các Đơn Vị Nội Thất Không Chuyên Nghiệp

Nhiều chủ nhà đã chia sẽ với tôi rất nhiều về những lần vướng vào “BẨY” của các đơn vị thiết kế thi công không uy tín. Sau đây, tôi sẽ phân tích cho bạn một số chiêu trò mà có thể bạn đã vô tình nghe được đâu đó.

# 1:  “Miễn phí thiết kế nếu em nhận thi công luôn”

Nghe thì có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng bạn có biết, những khoảng chi phí đó thường sẽ được cộng bù vào phần báo giá thi công sau này không ?. Khi bạn đồng ý thỏa hiệp với điều kiện đó, đồng nghĩa với bạn sẽ không có được quyền lựa chọn KTS để thiết kế, cũng như không nhận được tư vấn kỹ thuật hoặc những kiến thức chuyên môn mà một KTS chuyên nghiệp có thể tư vấn cho bạn. Và đặc biệt là bạn sẽ gặp nhiều bất lợi nếu sự cố xảy ra và luôn vô thế bị động khi làm việc với đơn vị thi công.

Và bản vẽ bạn nhận được là gì ? Là sự chắp vá, cóp nhặt linh tinh từ các đồ án khác, không được đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng; vẽ qua loa cho có chứ không đúng thực tế; ….

Bạn nhận được những lời tư vấn như thế nào ? Có phải là dân kỹ thuật lại đi tư vấn thẫm mỹ làm đẹp không ? Có phải gặp là dạ dạ, vâng vâng để cho nhanh chóng làm thi công ?

Bạn có biết rằng, để có một bộ bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh thì KTS phải đầu tư rất nhiều thời gian và chất xám để nghiên cứu, khảo sát và hoàn thành bộ bản vẽ đó sao cho hợp lý và đúng chuẩn nhất. Sau đó họ còn phải phối màu, thể hiện phối cảnh 3D, sửa đi sửa lại nhiều lần mới có được những bức ảnh tả thực không gian nội thất cho bạn. Toàn bộ công việc này tốn kém nhiều thời gian và công sức mới có thể đưa ra công trình thi công được. Vậy thì đâu là lý do miễn phí thiết kế ?

Thế tổng kết là nghe tưởng chừng là miễn phí, nhưng thực tế là có tốn phí, mà lại bị mất nhiều quyền lợi vì không có hợp đồng. Không được tư vấn thẫm mỹ, tư vấn về chuyên môn thiết kế và lại dễ bị các nhà thầu thi công “dắt mũi”, bị rơi vào thế bị động khi làm việc với họ.

# 2: “Em thiết kế cho anh/chị đến khi nào đồng ý thì ký hợp đồng”.

Bạn thử cảm nhận xem, nếu vẽ nhiều lần rồi mà vẫn không đúng ý, rồi cứ sửa tới sửa lui, và cuối cùng là bạn phải miễn cưỡng chấp nhận. Như vậy mình có cảm thấy thõa mãn không ? Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì họ không phải là người chuyên thiết kế. Họ chỉ vẽ theo ý của bạn để mau chóng ký được hợp đồng, sau này lỡ có xảy ra sự cố gì thì đổ thừa là do ý của Bạn.

Hay có một số trường hợp bạn lại thấy tội vì đã chỉnh tới lui nhiều lần rồi mà vẫn không xong. Họ thì quá nhiệt tình, đến mức bạn phải khó xử “Bỏ thì thương mà vương thì tội”.

Bạn có muốn mình bị rơi vào tính huống như vậy không ?

# 3:  Đưa ra khái toán thi công ban đầu thường giá thấp và không rõ ràng.

Bạn có biết, để có thể báo giá thi công chính xác thì các nhà thầu phải bốc khối lượng chi tiết rất nhiều từ hồ sơ thiết kế, phải đo từng m2 sàn, từ chiều cao trần để tính ra được tiết diện sử dụng; Phải xem kỹ thuật thi công như thế nào, có phù hợp hay không, hay phải dùng giải pháp khác tốn tiền hơn, …. Trong khi một số đơn vị chỉ nhìn vào phối cảnh vẽ tạm rồi là báo giá sơ xài, thoạt nhìn thì thấy có vẻ hợp lý vì đầy đủ các phòng, nhưng khi thi công vào rồi thì ….. Hạng mục này không có phần này, hạng mục kia không có trong báo giá, hạng mục nọ phải dùng vật liệu này mới bền được, …. Thế là phát sinh – phát sinh và phát sinh. Bạn không chủ động được mọi thứ đang diễn ra trong chính căn nhà của mình nữa. Điều này rất nguy hiểm đối với những gia đình trẻ, khi khoảng chi phí làm nội thất còn hạn hẹp, vợ chồng rất dễ bị xích mích không hay vì chuyện tài chính, dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Vậy bạn có muốn điều này xảy ra với gia đình mình chỉ vì ham …. “Rẻ” ?

Ngoài ra, đưa ra giá thấp để cố nhận được hợp đồng. Các đơn vị thi công rất dễ sử dụng những vật liệu không đúng chủng loại trong báo giá. Đóng nội thất ăn gian kết cấu. Sử dụng loại sơn rẻ tiền độc hại. Làm không đẹp không đúng, mai sau đổ thừa Giá đó thì chỉ có vậy thôi. Lúc đó có phải bạn sẽ rời vào tình trang “Bỏ cũng không xong, ở thì tức, làm lại thì tốn tiền”

Bạn có muốn khi nhận nhà xong bị rơi vào tính huống đó không?

Thế nên, nếu bạn đang gặp phải những trường hợp như thế thì hãy cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là có nên tiến hành làm việc với đơn vị đó hay không nhé.

Trên đây là cách "Nhận diện 3 chiêu trò của các đơn vị nội thất không chuyên nghiệp" .Hy vọng bài viết này sẽ có nhiều thông tin bổ ích giúp cho bạn. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hoặc bổ ích, xin hãy comment “Hay” hoặc “Bổ ích” để KTS Tuấn KAO có thêm động lực để chia sẽ cho bạn thêm những thông tin hơn nữa trong lĩnh vực nội thất nữa nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài viết.

Love & Gratitude
KTS Tuấn KAO 
"Đồng Hành cùng kiến tạo Mái Ấm gia đình bạn"