Bật mí 6 bí mật giúp bạn làm chủ mọi công việc trong nội thất

Ví như thông thường, khi làm nội thất mà không chuẩn bị trước, bạn sẽ chọn một đơn vị làm thiết kế rồi tiến hành thiết kế và hoàn thiện bộ bản vẽ kỹ thuật 2D và 3D. Tiếp đó là sẽ chọn đơn vị thi công và báo giá thi công công trình của bạn. Nghe lướt qua thì trông thật đơn giản phải không nào. Nhưng trên thực tế sẽ có rất nhiều vấn đề nếu mình không rõ ràng và chuẩn bị trước, thì bạn rất dễ bị rơi vào thế bị động trong suốt quá trình làm thiết kế và thi công nội thất nhà mình. 

Nên điều tiên quyết ở đây là, cho dù có sự cố gì xảy ra, nhưng chúng ta vẫn phải luôn nằm ở thế chủ động. Sau đây là một số vấn đề thường xuyên xảy ra trong quá trình làm thiết kế thi công nội thất mà bạn cần phải biết, để chúng ta có thể chủ động trong mọi tình huống xử lý, tránh làm mất thời gian cũng như lãng phí tiền bạc không đúng chỗ.

# 1: Chỉ ký hợp đồng thiết kế sau khi đã thấy thõa mãn với bài tư vấn và concept.

Các nhân viên sales thường sẽ cố gắng chốt hợp đồng bạn càng sớm càng tốt, nên trong quá trình làm việc, mình sẽ chủ yếu làm việc cùng KTS để được nhận tư vấn và trình bày concept ý tưởng. Nên tránh bị nhân viên sales làm sao nhãng vì nhiệm vụ của họ là Chốt Hợp Đồng với bạn. Thường khi bạn đã ký hợp đồng rồi là đồng nghĩa bạn phải thanh toán ngay 40% giá trị hợp đồng sau khi ký xong. Nên nhớ phải làm việc với KTS trước và xem họ trình bày concept ý tưởng và tư vấn giải pháp thiết kế có hợp ý mình không rồi mới tiến hành ký Hợp Đồng Thiết Kế nhé.

# 2: Phải yêu cầu KTS ký tên lên bản vẽ trước khi thanh toán hết phí thiết kế.

Thông thường sau khi chốt phương án phối cảnh 3D, KTS sẽ có 7 - 10 ngày để hoàn thiện bản vẽ kỹ thuật thi công 2D. Và khi họ bàn giao bản vẽ này, bạn phải thanh toán hết phần còn lại của phí thiết kế. Ở giai đoạn này bạn nên lưu ý 2 điều. 

  • 1 là phải yêu cầu KTS giải thích kỹ bản vẽ kỹ thuật này nằm ở phần nào, các bản vẽ này thể hiện vị trí nào ở trong phối cảnh, để bạn có thể nắm rõ kỹ thuật trong quá trình thi công nhà mình và rà soát còn thiếu bản vẽ kỹ thuật nào không.
  • 2 là sau khi đã hiểu rõ bản vẽ, bản phải yêu cầu KTS ký xác nhận lên bản vẽ, vì đó là cơ sở pháp lý dành ưu thế cho bạn, trong trường hợp xảy ra sự cố ngoài ý muốn và mình có quyền yêu cầu bồi thường hoặc làm lại nếu đơn vị thi công làm sai. Một bộ hồ sơ chuẩn phải có chữ ký của KTS chủ trì, các nhân viên thực hiện bản vẽ và dấu mộc xác nhận của công ty trên từng bản vẽ.

# 3: Phải yêu cầu có bảng vật liệu mẫu

Điều này rất quan trọng, thông thường các đơn vị thiết kế hay lờ đi phần này hoặc làm qua loa vì họ phải mất thời gian chuẩn bị và tập hợp các mẫu vật liệu để làm bảng trình bày. Nhưng chính bảng này sẽ là cơ sở để bạn làm biên bản bàn giao công trình, tránh trường hợp họ trình bày bảng vật liệu bằng hình ảnh, file pdf, chất lượng xem ảnh sẽ khác, không có mã vật liệu. Đến khi hoàn công thì họ dùng mã tương tự và giá thành rẻ hơn, bạn sẽ không có cơ sở nào để yêu cầu họ thay đổi được. Ngoài ra, với bảng mẫu vật liệu thật, bạn có thể cầm nắm, sờ và cảm nhận được độ nhám, bóng, thật … trên tay mình, sẽ có cảm giác thực tế hơn sau khi hoàn thiện công trình.

# 4: Các KTS phải có trách nhiệm giám sát thiết kế trong suốt quá trình làm thi công cho bạn.

Việc bạn trả phí cho KTS thiết kế và làm bản vẽ cho bạn, cũng đồng nghĩa với KTS phải giám sát thiết kế cho căn hộ/ nhà bạn trong suốt quá trình thi công. Họ được xem như là cầu nối giữa bạn với đơn vị thi công. Báo cáo và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn trong suốt quá trình thi công. Giúp bạn tránh mất thời gian chạy tới, chạy lui để xem công trình. Vì thế trong báo giá thiết kế, bạn nên yêu cầu dành ra 10% phí thiết kế cho mục này và đến lúc hoàn công bàn giao công trình, bạn mới phải thanh toán phần phí này cho đơn vị thiết kế.

# 5: Nên giữ lại 2% phí Bảo hành -  Bảo Trì của đơn vị thi công trong 1 năm

Trước khi ký hợp đồng thi công nội thất, bạn cần lưu ý khoản này và yêu cầu đơn vị thi công phải chấp thuận. Vì thông thường sản phẩm bàn giao sẽ rất đẹp, nhưng phải qua thời gian mới biết được độ bền và chất lượng của sản phẩm. Ví dụ như, vẫn cùng phôi gỗ đó và mã ván đó, nhưng đơn vị thi công dùng mẫu đã cũ hoặc bị lỗi ẩm mốc trước đó, sau thời gian ngắn sử dụng bị bong tróc và dộp nở; hoặc các đường dây điện đi âm, mới bàn giao thì sử dụng ngon lành, xài được 1 thời gian thì bị chập chờn không sử dụng được. Những lỗi này rất khó để xử lý. Nên việc bạn giữ lại 1 phần chi phí bảo hành bảo trì sẽ đảm bảo cho đơn vị thi công làm việc trách nhiệm hơn, chất lượng hơn và nhanh hơn cho bạn.

Do đó, bạn không nên thanh toán hết sau bên thi công bàn giao công trình, mà phải giữ lại 2% trong 1 năm làm phí bảo trì và bảo hành cho trường hợp sự cố xảy ra.

# 6: Rõ ràng và cụ thể bằng con số cho các khoản sự cố.

Cứ rõ ràng là làm việc sẽ dễ dàng, nhất là những khoảng ngoài ý muốn, ví dụ như những sự cố trễ tiến độ. Lúc này, bên thi công không có viện cớ này, lý kia để bao biện cho sự chậm trễ của mình. Bạn cứ căn cứ vào tiến độ mà trừ theo quy định trong hợp đồng sau khi bàn giao công trình. Và vì cớ đó, họ phải làm việc tập trung và có trách nhiệm cho mình. Vì trong quá trình thi công, rất nhiều nhà thầu ẩu tả trong khâu quản lý thi công, làm hao mòn vật tự thiết bị dẫn đến bị trì trệ trong công việc. Nên việc bạn ra điều kiện cụ thể bằng con số cho những sự cố, sẽ là sợi dây trách nhiệm vô hình mà đơn vị thi công phải nghiêm túc thực hiện.

Trên đây là "6 bí mật giúp bạn làm chủ mọi công việc trong nội thất" .Hy vọng bài viết này sẽ có nhiều thông tin bổ ích giúp cho bạn. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hoặc bổ ích, xin hãy comment “Hay” hoặc “Bổ ích” để KTS Tuấn KAO có thêm động lực để chia sẽ cho bạn thêm những thông tin hơn nữa trong lĩnh vực nội thất nữa nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài viết.

Love & Gratitude
KTS Tuấn KAO 
"Đồng Hành cùng kiến tạo Mái Ấm gia đình bạn"